VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Posted on Môi Trường, Tin tức 261 lượt xem

Quan trắc môi trường lao động (vệ sinh lao động) còn được gọi là quan trắc tiếp xúc là một quá trình đánh giá và ghi lại các phơi nhiễm tiềm năng của người lao động đối với các mối nguy sinh học, hóa học và vật lý.

Luật An toàn vệ sinh lao động (2015); Nghị định 44/NĐCP/2016 qui định trách nhiệm của mọi người sử dụng lao động là phải tổ chức quan trắc môi trường lao động (hàng năm định kỳ tối thiểu một đợt) để có số liệu và lập kế hoạch cải thiện điều kiện môi trường và sức khỏe người lao động trong đơn vị mình quản lý. Hàng năm, các đơn vị chức năng cũng qui định/tổ chức tháng hành động vì An toàn, vệ sinh lao động để tăng cường bảo vệ môi trường và sức khỏe nghề nghiệp.

Đơn vị thực hiện hợp đồng dịch vụ quan trắc môi trường lao động cho các doanh nghiệp phải là đơn vị chuyên nghiệp, có người lãnh đạo, có đội ngũ cán bộ quan trắc được tập huấn chuyên môn sâu về môi trường lao động và được Hệ thống quản lý về môi trường lao động cấp tỉnh, ngành Y tế công nhận (trong danh sách tổ chức công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động – Web site của Cục quản lý môi trường – Bộ Y tế). Các phương tiện cần có của đơn vị làm dịch vụ quan trắc môi trường lao động thường là: Nhóm máy đo hiện số (Máy đo vi khí hậu, ồn, điện từ trường, bụi, ánh sáng, bức xạ ion hóa, bức xạ không ion hóa, tâm sinh lý ecgonomy); nhóm máy lấy mẫu không khí; nhóm máy phân tích tại phòng thí nghiệm (các máy quang phổ như so màu, hồng ngoại, PID…sắc ký khí; nuôi cấy vi sinh vật).

Quan trắc môi trường lao động có thể là các phép đo định tính, bán định lượng hoặc định lượng các nhóm yếu tố thường gặp như: Vi khí hậu, ánh sáng, ồn, bụi, phóng xạ, điện từ trường, vi khuẩn, hơi khí, tâm sinh lý ecgonomy…

Đánh giá định tính liên quan đến việc quan sát công việc của người lao động có liên quan đến các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khở nghề nghiệp. Đối với mỗi nguy cơ, tần suất và thời gian phơi nhiễm được ghi chú và mức độ nghiêm trọng và xác suất của một kết quả tiêu cực được tính toán. Dựa trên những đánh giá này, cán bộ chuyên ngành quan trắc môi trường lao động sẽ quyết định việc có tiếp tục lấy mẫu đánh giá định lượng chi tiết các tác nhân cần thiết nhằm bổ sung số liệu mô tả nguy cơ ảnh hưởng của các yếu tố trong môi trường lao động đến sức khỏe nghề nghiệp.

Đánh giá bán định lượng phơi nhiễm liên quan đến các mô hình toán học để dự đoán phơi nhiễm hoặc việc sử dụng các thiết bị hiện số đo trực tiếp. Có những hạn chế cho cả hai hoạt động (quan trắc nhanh hoặc quan trắc cả ca làm việc), nhưng thông tin có thể rất có giá trị bổ sung lẫn nhau và số liệu đo nhanh sẽ giúp nhà chuyên môn quyết định trong việc có tiếp tục lấy mẫu đánh giá định lượng yếu tố nhất định không.

Đánh giá hóa học quan trọng liên quan đến lấy mẫu không khí thông qua phương máy lấy mẫu đem về phòng thí nghiệm phân tích để xác định hàm lượng trung bình trong không khí của một tác nhân hóa học/vật lý cụ thể. Trong quá trình này, một nhân viên đeo thiết bị lấy mẫu cho người lao động, để tiếp xúc với môi trường trong quá trình làm việc bình thường. Tiếng ồn cũng có thể được đo theo cách tương tự.

Thông tin thu được trong các đánh giá này có thể được sử dụng cho các mục sau:

Đánh giá mức tiếp xúc của người lao động với một yếu tố quan tâm so với  mức giới hạn cho phép của một qui chuẩn Việt Nam (QCVN) cụ thể. Đưa ra các khuyến nghị khả thi để cải thiện điều kiện môi trường và sức khỏe lao động; tăng cường an toàn vệ sinh lao động cho doanh nghiệp. Báo cáo kết quả quan trắc môi trường lao động còn là căn cứ để:

  • Xác định yêu cầu bồi dưỡng độc hại cho lao động do phơi nhiễm với tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe nghề nghiệp (VD: Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH về HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG ĐIỀU KIỆN CÓ YẾU TỐ NGUY HIỂM, ĐỘC HẠI).
  • Xác định tính hiệu quả của kiểm soát kỹ thuật, can thiệp cải thiện môi trường, giảm thiểu nguy cơ tác nhân bất lợi ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và sức khỏe lao động.
  • Khẳng định với người lao động rằng nơi làm việc an toàn (LUẬT LAO ĐỘNG 10/2012/QH13), Bổ sung năm 2019; (LUẬT AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG 2015), bổ sung năm 2018; (Nghị định 44/NDCP/2016).
  • Thiết lập chương trình quan trắc và điều chỉnh định kỳ cho đợt tiếp theo (Nghị định 44/NDCP/2016).
  • Lựa chọn phương tiện và giải phảp bảo vệ môi trường và sức khỏe thích hợp.
  • Xác định nhu cầu khám tuyển; tập huấn nâng cao kiến thức an toàn vệ sinh lao động, tăng cường thông gió; chương trình giảm, ồn tăng cường bảo vệ thính lực; bổ sung chiếu sáng; tăng cường an toàn hóa chất…(Nghị định 44/NDCP/2016).

Viện SUCOMO

VIỆN SUCOMO

Sứ mệnh của SUCOMO là ...

Call Now Button